CÔNG TY PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (logo) - Cong ty Phat Trien Viet Nam,  Gạch Việt Nam, Phat Trien Viet Nam, Công ty TNHH Phát Triển Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu vật liệu xây dựng, gạch ngói đá gỗ các loại tại thành phố hồ chí minh (tphcm)

  Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm Công trình Tổng hợp Liên hệ Hợp tác Tuyển dụng Quảng cáo  
DANH MỤC SẢN PHẨM
 Gạch
 Ngói
 Gốm sứ
 Tấm lợp
 Cát
 Đá
 Xi măng - Vữa xây
 Thạch cao
 Đồ gỗ
 Kính - Thủy tinh
 Sơn - Bột trét
 Hóa chất
 Nhựa
 Inox
 Nhôm - Hợp kim
 Sắt - Thép
 Dây - Sợi - Lưới
 Trang bị nhà bếp
 Vệ sinh - Phòng tắm
 Màn - Drag - Nệm
 Trang trí - Nghệ thuật
 Thiết bị điện - Điện tử
 An ninh - Viễn thông
 Máy công nghiệp
 Vật liệu xây dựng khác

BẢN ĐỒ VIỆT NAM - VIETNAM MAP

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

Truyện cười giải trí hài hước

CHUYỆN 4 PHƯƠNG

  THẾ GIỚI QUANH TA
Tượng nữ thần tự do - phattrienvietnam.com

Tượng nữ thần tự do ở Mỹ


   10 TRANG TÌM KIẾM

 

   GIỚI THIỆU

 



 

   GIỚI THIỆU LIÊN KẾT



   Khát Vọng VIỆT NAM

Vietnam Victory

   GẠCH XÂY KHÔNG NUNG

Gạch xây không nung, xây nhà bằng gạch không nung, mua bán gạch không nung, sản xuất gạch không nung, gạch block, gạch xi măng, gạch bê tông, gạch xây không nung

Nhà máy sản xuất gạch không nung, kinh doanh mua bán gạch xây không nung, gạch xi măng, gạch bê tông, gạch block

Phát Triển Việt Nam - Nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm gạch block, gạch xi măng, gạch bê tông, gạch xây không nung các loại

Gạch xây không nung, gạch không nung, gạch xi măng, gạch bê tông, gạch block, gạch ống, gạch đinh, gạch 4 lỗ không nung

Gạch trồng cỏ 8 lỗ, gạch lỗ trồng cỏ sân vườn, gạch mắt cáo, gạch lỗ trang trí, gạch lấy gió

   GẠCH CÁC LOẠI
   GẠCH VIỆT - VIETNAM TILES
 
Truyện cười & Hài hước  
Những điều lý thú về các vị vua Nước Việt

Lưu ý !

Trước khi đọc những vấn đề thuộc về lịch sử mong các bạn hiểu rằng lịch sử chỉ mang tính tìm hiểu, tham khảo & thư giãn chứ không khẳng định đó là sự thật 100%. Đời có câu "trăm nghe không bằng một thấy", ý nói những điều nghe người khác kể lại chưa chắc hoàn toàn chính xác. Anh hùng của những người này vẫn có thể là kẻ vô lại đối với những người khác và ngược lại. Những người viết lịch sử khác nhau sẽ nói khác nhau vì có tư duy và quan niệm khác nhau.

NDH.


Mai Hắc Đế một mình đánh hổ

Nhắc tới chuyện đánh hổ, mọi người thường nghĩ ngay đến Võ Tòng trong tác phẩm Thuỷ Hử mà không biết rằng ở Việt Nam ta, nơi “hào kiệt đời nào cũng có” thì chuyện đánh hổ không phải là hiếm. Nếu như chuyện đánh hổ của Bố Cái đại vương Phùng Hưng được lưu truyền rộng rãi từ bao đời nay thì chuyện đánh hổ cứu mẹ của Mai Hắc Đế lại ít người được biết.

Mai Hắc Đế
Mai Thúc Loan và nghĩa quân (ảnh: Internet)

Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) là người thứ 2 trong lịch sử nước ta xưng đế sau khi lãnh đạo thắng lợi cuộc khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ của nhà Đường. Thuở nhỏ, một lần Mai Thúc Loan cùng mẹ vào rừng kiếm củi, bất ngờ có một con hổ lớn lông vàng chồm ra ngoạm lấy cổ bà mẹ định tha đi. Cậu bé họ Mai nghe tiếng thét của mẹ liền lao đến giang tay chém mạnh một nhát rìu vào đầu hổ, con hổ dữ bị chém đòn thí mạng phải buông mồi nhưng liền nhảy tới tát mạnh vào kẻ tấn công. Mai Thúc Loan tránh được rồi dồn sức dùng rìu chém tiếp khiến con hổ bạt vía cụp đuôi bỏ chạy vào rừng với vết thương lớn trên người. Người mẹ thoát khỏi nanh vuốt của hổ nhưng vì vết thương trên cổ quá nặng nên đã qua đời, Mai Thúc Loan trước đã mồ côi cha nay mất cả mẹ. Ông được một người bạn của cha tên là Đinh Thế cưu mang, nuôi dạy. Đến khi Mai Thúc Loan trưởng thành Đinh Thế đã gả con gái là Đinh Thị Ngọc Tô. Chính người vợ này và gia đình bà đã giúp đỡ Mai Thúc Loan rất nhiều trong việc chuẩn bị lực lượng dấy cờ khởi nghĩa.

Những món quà “độc” của vua Lê Đại Hành

Năm Canh Dần (990), sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Cồ Việt, sứ giả nhà Tống là Tống Cảo sang nước ta nối lại quan hệ ngoại giao. Trong chuyến đi này đoàn sứ giả nhà Tống đã được vua Lê Đại Hành tặng những món quà đặc biệt, đáng nhớ suốt đời.

Một lần sau bữa tiệc, vua cho người khiêng một con trăn lớn dài vài trượng đến quán dịch nói với sứ Tống: Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời. Sứ Tống khiếp đảm từ chối. Một lần khác, Lê Đại Hành cho người dắt tới hai con hổ dữ tặng cho sứ thần thưởng ngoạn làm phái bộ nhà Tống lại một phen sợ toát mồ hôi.

Lý Thái Tông đề xướng “Người Việt dùng hàng Việt”

Vị vua thứ 2 của nhà Lý là Lý Thái Tông. Trong 26 năm ở ngôi báu ông đã có những đóng góp tích cực tới hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quốc gia, củng cố bộ máy nhà nước và để lại nhiều dấu ấn thú vị, đáng nhớ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá ông “là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, trong lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy nên có thể làm mọi việc”. Tổng kết về sự nghiệp và đức độ của Lý Thái Tông, sách Việt giám thông khảo tổng luận khen ngợi là người “trí dũng gồm hai, đánh đâu được đấy; có đức hiếu hữu, học tập lễ văn, đánh giặc giã, dẹp man nhung, cày tịch điền, khuyên việc ruộng, dân oan có chuông, việc hình có luật; là một bậc vua giỏi giữ nền nếp vậy”.

Là người có tinh thần dân tộc cao, Lý Thái Tông là người đi đầu trong việc bài trừ tư tưởng sùng ngoại. Tháng 2 năm Canh Thìn (1040) “vua dạy cung nữ dệt gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc trong kho ban cho các quan. Làm vậy để tỏ ý là vua sẽ không dùng gấm vóc của nước Tống nữa” (Đại Việt sử ký toàn thư). Đánh giá về việc này, các sử thần nhà Nguyễn trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục phê một câu rất ngắn gọn: Được.

Thảm cảnh của Lý Huệ Tông

Ngay từ khi còn là hoàng thái tử, Lý Huệ Tông đã phải bao phen chạy loạn khốn đốn bởi cảnh chém giết trong triều giữa quan lại và phe phái cát cứ bên ngoài. Làm vua chẳng bao lâu thì ông mắc bệnh điên, “có khi tự xưng là thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo và mộc, tóc cắm cờ nhỏ, đùa múa từ sáng sớm đến chiều tối không nghỉ…” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Vin cớ đó, họ Trần ép vua nhường ngôi rồi bắt đi tu. Thế là từ một người tôn quý ở ngôi vị cửu trùng “nay thì lê đôi giầy cỏ, chống cái gậy tre, thất thểu là một người nhà chùa, người có lương tâm ai thấy đều rơi lệ” (Việt sử tiêu án). Sợ lòng người trong thiên hạ còn nhớ vua cũ, Trần Thủ Độ đã bức tử Lý Huệ Tông.

Lê Thánh Tông xin lỗi bề tôi

Lê Thánh Tông trong 37 năm làm vua đã đưa nước Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường.
Dù là một minh quân, Lê Thánh Tông cũng không tránh khỏi những sai lầm nhất định.Nếu như Lý Cao Tông dũng cảm nhận lỗi trước muôn dân thì Lê Thánh Tông cũng không vì địa vị cao sang mà quên rằng cần phải thừa nhận những điều mình làm không đúng. Một lần vua xử phạt mấy viên tướng bại trận, quan Ngự sử Trần Xác cho rằng việc thưởng phạt không đúng lệ định, Lê Thánh Tông tức giận mắng ông. Ít lâu sau vua nghĩ lại thấy mình sai bèn nhận lỗi và xin được nghe tiếp những lời thẳng thắn của Trần Xác: “Ta vì vu oan cho ngươi là kẻ biện bác để mê hoặc người, đó là ta lỡ lời. Nay ngươi có mưu kế gì hãy cứ nói với ta, ấy cũng là như cơn mưa ngọt đến khi trời hạn, như con thuyền đến lúc ta cần đi qua sông” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Ai làm chúa rồi lại làm vua?

Khi nhắc đến chính quyền của họ Nguyễn người ta thường nói tới “chín chúa, mười ba vua”. Điều đó không sai nhưng chưa chính xác bởi thực ra họ Nguyễn có tới 10 đời chúa; tháng 9 năm Đinh Dậu (1777), vị chúa thứ 9 là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần trong một trận đánh ác liệt với quân Tây Sơn đã bị bắt, sau đó bị giết. Sự nghiệp phục dựng quyền bính của họ Nguyễn đặt hết lên vai Nguyễn Phúc Ánh, đây chính là người duy nhất trong lịch sử Việt Nam làm chúa rồi lại làm vua.

Sau một thời gian tổ chức lại lực lượng, tiến hành tái chiếm nhiều vùng đất và làm chủ cả vùng Gia Định, đến năm Canh Tý (1780) Nguyễn Phúc Ánh chính thức lên ngôi chúa và xưng vương, dùng niên hiệu Cảnh Hưng của vua Lê trong các văn bản giấy tờ, cho đúc ấn “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” để sử dụng. Trải nhiều năm tháng với các trận chiến ác liệt, đến tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây Sơn rồi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Gia Long (1802-1819), lập ra triều Nguyễn.

(Còn tiếp ...
Theo bee.net.vn )


Lý Huệ Tông hai lần tự cắt tóc, cạo đầu định đi tu

Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), trước sức ép của thế lực họ Trần đứng đầu là Trần Thủ Độ, vua Lý Huệ Tông đã xuống chiếu truyền ngôi cho con gái thứ là Lý Phật Kim (Chiêu Hoàng) rồi đi tu ở chùa Chân Giáo trong hoàng thành Thăng Long với pháp hiệu là Huệ Quang thiền sư.

Ông xuất gia tu hành kể từ đó cho đến tháng 8 năm Bính Tuất (1226) thì bị bức tử, thọ 32 tuổi. Thực ra trước khi xuất gia, Lý Huệ Tông đã hai lần định cắt tóc, cạo đầu với ý muốn đi tu, lần đầu là vào tháng 2 năm Nhâm Thân (1212). Lúc đó sau nhiều lần chạy lánh nạn trước cảnh các thế lực cát cứ đánh giết lẫn nhau, triều đình không thể chế ngự được, theo sách "Đại Việt sử lược" vì chán nản Lý Huệ Tông đã “tới trước bàn thờ Phật thề rằng:

- Trẫm là người đức bạc, thẹn nối cơ đồ quý báu, đến nỗi loạn ly, gần sụp đổ mất cơ nghiệp của người xưa, để cho cung giá phải nhiều lần đổi dời. Nay trẫm muốn thoái lui nhường ngôi trời cho người hiền đức.

Nói đoạn vua cầm dao định cắt tóc để đi tu. (Trần) Tự Khánh và quần thần đều khấu đầu khóc lóc, vua mới thôi”.

Tháng 5 năm Ất Hợi (1215) tình hình xã hội ngày càng rối loạn, Lý Huệ Tông lại nói với quần thần rằng:
- Trẫm muốn thoái vị, các khanh thấy thế nào?

Quần thần đều khóc lóc can ngăn, vua không nghe, bèn cùng Thái hậu dùng dao cạo tóc (Đại Việt sử lược). Tuy nhiên ý định của Lý Huệ Tông không thực hiện được, quân phản loạn tấn công kinh thành, đốt cháy cả cung điện khiến vua một lần nữa phải chạy loạn, đến ở nhà một viên đại thần, thậm chí có lần phải sai người dựng nhà tranh mái lá để ở. Cuối cùng chẳng còn cách nào khác, vua đành dựa vào anh em họ Trần để đánh dẹp các phe phái khác, dần dần để quyền lực mất về tay chính dòng họ này, đến nỗi mất ngôi, mất mạng.

Trần Thái Tông uống rượu, ca hát cùng các quan

Khi nói về sức mạnh của Đại Việt giúp làm lên chiến thắng oanh liệt trước giặc Nguyên-Mông hung bạo, danh tướng Trần Hưng Đạo cho rằng đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng tạo thành sức mạnh đó, ông nói: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức”.

Vua Khải Định và Toàn quyền Đông Dương 1923
Vua Khải Định và Toàn quyền Đông Dương 1923
Việc vua tôi nhà Trần đồng lòng, đồng sức được thể hiện rất rõ, như câu chuyện xảy ra trong một buổi yến tiệc vào tháng 3 năm Tân Hợi (1251) là minh chứng tiêu biểu. Khi đó vua Trần Thái Tông “ban yến ở nội điện, các quan đều dự. Đến khi rượu say, mọi người đứng cả dậy, dang tay mà hát. Ngự sử trung tướng (sau đổi là Trung úy) Trần Chu Phổ cũng dang tay theo mọi người nhưng không hát câu gì khác, chỉ nói: “Sử quan hát thế thôi, sử quan hát thế thôi!” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Đánh giá về chuyện này, sử thần nhà Hậu Lê là Ngô Sĩ Liên bàn rằng: “Xem thế đủ thấy bấy giờ vua tôi cùng vui, không gò bó vào lễ phép, cũng là điều giản dị, chất phát của phong tục, nhưng không có tiết độ”.

Lê Thánh Tông quy định tuổi “nghỉ hưu” của các quan

Chế độ trí sĩ (hưu trí) cho quan lại được quy định lần đầu tiên dưới thời Lê Thánh Tông, với độ tuổi 65. Từ đời Lê Trung Hưng trở về sau nâng lên 70 tuổi; thực tế nếu ai muốn xin nghỉ sớm phải làm tờ tâu lên vua để được xem xét, chuẩn y.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vào tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1462) vua “ra sắc chỉ cho cả nước rằng: Kể từ nay, các quan viên văn võ làm việc đến 65 tuổi muốn nghỉ việc, các lại điển, giám sinh, nho sinh, sinh đồ tuổi từ 60 trở lên muốn về làm dân, thì đều cho người đó nộp đơn ở Lại bộ rồi xếp loại tâu lên để thi hành”.

Đến đời Lê Trung Hưng mới có sự thay đổi, theo sách “Lê triều hội điển” ở mục “Trí sĩ” có viết: “Từ Trung Hưng đến nay, quan văn đến 70 tuổi, cho trí sĩ. Viên nào đến 69 tuổi, cuối năm phải làm tờ khai viện lệ trình xin để đưa ra cho các quan bàn, kê khai người nào đáng được thăng chức cùng các sự lệ, đề đạt để làm... Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13 (1719) chuẩn cho võ quan được dự ban chầu và nội giám, từ Đồng tri, Giám sự trở lên đến 70 tuổi cho viện lệ về trí sĩ. Từ lục phẩm trở xuống cho cáo lão. Định lệ giống với thể lệ danh cho quan văn”.

Lê Hiển Tông: làm vua không cần đọc sách

Lê Hiển Tông tên thật là Lê Duy Diêu, con trưởng của Lê Thuần Tông, được chú ruột là Lê Ý Tông truyền ngôi vào ngày 21 tháng 5 năm Canh Thân (1740), vua ở ngôi 46 năm và chỉ đặt một niên hiệu là Cảnh Hưng (1740 - 1786), ông mất vào tháng 7 năm Bính Ngọ (1786), thọ 69 tuổi. Lê Hiển Tông chính là vị hoàng đế thọ nhất và ở ngôi lâu nhất so với các vị vua của vương triều Hậu Lê.

Sử sách cho biết Lê Hiển Tông là người nhân từ, điềm tĩnh, thông minh, đa tài nhưng vì sống ở thời buổi xã hội đảo điên, quyền lực nằm cả trong tay chúa Trịnh nên vua không thể thi thố được gì mà chỉ yên phận với cuộc sống nhàn tản mà thôi.

Theo Đại Việt sử ký tục biên thì trước khi làm vua, Lê Hiển Tông đã “nếm trải đủ mùi gian khổ nhưng trời cho người theo, bèn được lên ngôi báu. Phàm mọi việc đều chịu thuận theo mệnh trời, tính thâm trầm sâu kín, người ta tưởng không thấy được góc cạnh nhưng mà bên trong vua không phải là không nắm được gì. Nếu cái thiên tư ấy, lại thêm có học vấn thì sự thành tựu chưa dễ lường được.

Thế nhưng vua thường nói: “Học là để thi thố ra các công việc, trẫm khoanh tay rủ áo trông đợi thành công, cần gì đọc sách. Hàng ngày chỉ ca múa để mua vui mà thôi”.

Lê Chiêu Thống đốt phủ chúa Trịnh để trả thù

Vào tháng Chạp năm Bính Ngọ (1787), sau khi được Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân giúp đánh bại lực lượng ủng hộ chúa Trịnh, đuổi vị chúa cuối cùng của họ Trịnh là Trịnh Bồng khỏi Thăng Long, vì căm giận họ Trịnh đè nén vua Lê mấy trăm năm, lại sợ Trịnh Bồng có thể trở lại nên Lê Chiêu Thống đã sai người phóng lửa đốt phủ Chúa. Thế là bao lâu đài cung khuyết lộng lẫy nguy nga chìm trong biển lửa, khói bốc ngút trời, hơn mười ngày sau vẫn chưa cháy hết, tất cả cuối cùng chỉ còn là một đống tro tàn.

Sự kiện này xảy ra vào ngày 8 tháng Chạp, sách “Hoàng Lê nhất thống chí” viết: “Sớm hôm sau, Hoàng thượng mới biết là Án Đô vương đã trốn đi lúc ban đêm tức thì ngầm sai người phóng hoả đốt hết phủ chúa. Khi phủ cháy, khói lửa bốc lên ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt”. Sách “Đại Việt sử ký tục biên” cũng viết như sau: “Vua lo Trịnh Bồng lại đến, có người nói nên đốt phủ chúa đi cho mất đường về. Vua cho là phải, sai đốt lầu gác phủ chúa, lửa khói bốc lên ngất trời hơn mười ngày chưa hết”.

Vua Minh Mạng gọi Nguyễn Công Trứ là “thằng cuồng”

Nguyễn Công Trứ là một vị đại thần và là một nhà thơ nổi tiếng thời Nguyễn. Với tư cách một nhà thơ, điều đặc biệt ở Nguyễn Công Trứ là dù xét ông ở tư cách nào, người ta cũng bắt gặp một điểm chung nhất khái quát, đó là thái độ ngông ngạo với cuộc đời. Ông thể hiện rõ điều đó qua các sáng tác, có những câu thơ rằng: “Đù mẹ nhân tình đã biết rồi/ Nhạt như nước ốc bạc như vôi” (Thế tình bạc bẽo). Hay như lúc về hưu, đi chơi ông không dùng ngựa mà đi xe bò lại còn úp một mo cau phía sau đuôi bò để “bưng miệng thế gian”.
Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ

Cái ngông của Nguyễn Công Trứ nổi tiếng, từ dân đen đến hoàng đế đều biết, chính vì thế có lần nghe chuyện về ông, vua Minh Mạng đã gọi ông là thằng cuồng. Sách “Quốc sử di biên” có đoạn viết:

“Trứ vốn tính hào phóng, thường đắp phương trượng tam sơn sau công đường, trên núi làm chùa, đào hồ thả sen, bắc cầu trên hồ, nuôi 25 đồng nữ sớm tối cúng Phật.

Trước kia đóng đồn ở Vân Trung, bắt được 3 trai, 7 gái người Thổ nuôi làm gia thuộc, cho hát xướng, ngày đêm cùng tân khách và bè bạn đánh tổ tôm, hút thuốc, nghe truyện Kim Vân Kiều, tự xưng là Lão Trang. Thường ngày họp nhau uống rượu, làm thơ ca quốc âm, có ý coi rẻ lợi danh. Việc này lọt đến tai vua, vua cười nói rằng: Thói cũ thằng cuồng vẫn hào phóng như thế đấy!”.

Vua Khải Định đi xe điện, ban lệnh cấm dân mặc quần áo màu vàng

Là ông vua rất thích thú và ưa chuộng các sản phẩm của Tây phương nên trong thời gian ở ngôi, Khải Định đã đặt mua nhiều vật dụng được sản xuất tại Pháp, từ vải vóc, nước hoa, đồ thủy tinh cho đến xe cộ… Năm Bính Thìn (1916) có lần vua đi xe điện, dân chúng hiếu kỳ ra xem chật đường gây cảnh lộn xộn nhưng bỏ qua đề nghị xử lý các quan không làm tròn trọng trách hộ tống, vua Khải Định lại ban một lệnh cấm không liên quan gì đến vụ việc nói trên.

Sách “Khải Định chính yếu” viết:  “Vua ngự trên xe điện đi qua cây cầu sắt, dân chúng hai bên đường chen chúc nhốn nháo kéo tới xem rất lộn xộn, trong khi các viên quan dẹp đường của phủ Thừa Thiên không có ai ra đàn áp. Bộ Lễ tâu xin truyền chỉ phạt lỗi Phủ thần. Vua nhân đó phê rằng:

- Ngày trước khi trẫm còn là Hoàng tử thấy dân chúng có nhiều người ăn mặc áo màu vàng, như thế là phạm luật. Nên đồng thời lệnh cho phủ Thừa Thiên yết bảng nghiêm cấm từ nay trở đi nhân dân không được ăn mặc quần áo có màu vàng và những màu sắc gần với màu vàng để có sự phân biệt”.


Lý Thánh Tông đổi niên hiệu vì được dâng voi trắng

Tượng  thờ vua Lý Thánh Tông tại chùa Phật Tích
Tượng thờ vua Lý Thánh Tông tại chùa Phật Tích
Niên hiệu là danh hiệu của vị vua được đặt khi lên ngôi để thần dân trong nước gọi thay cho tên chính, đồng thời để tính năm trị vì. Theo các từ trong niên hiệu, người ta thấy niên hiệu bắt nguồn từ triết lý vương quyền trong Nho giáo, theo lý thuyết này, vua trị nước là do mệnh trời vì thế niên hiệu đều mang ý nghĩa tốt đẹp. Khi có một sự kiện lớn, hoặc nhằm giải trừ những điều không may mắn, một vị vua có thể cho cải nguyên (đổi niên hiệu).

Với Lý Thánh Tông, vị hoàng đế thứ 3 của triều Lý, trong 18 năm trị vì (1054 - 1072) ông đã 5 lần đặt niên hiệu; đó là: Long Thuỵ Thái Bình (1054 – 1058), Chương Thánh Gia Khánh (1059 – 1065), Long Chương Thiên Tự (1066 – 1068), Thiên Huống Bảo Tượng (1068 – 1069), Thần Vũ (1069 – 1072). Đặc biệt niên hiệu thứ 4 được vua đặt liên quan đến một vật cống của đại thần, sử chép rằng vào tháng 2 năm Giáp Thân (1068), “châu Chân Đăng dâng 2 con voi trắng, nhân thế đổi niên hiệu là Thiên Huống Bảo Tượng thứ 1” ("Đại Việt sử ký toàn thư").

Đây là lý do đổi niên hiệu rất lạ, niên hiệu này có nghĩa là Trời ban cho con voi quý; mặt khác niên hiệu Thiên Huống Bảo Tượng là một ẩn ý gắn với sự tích Hoàng hậu Ma-Da nằm chiêm bao thấy voi trắng 6 ngà còn non từ trên không bay xuống và chui vào hông phải, sau đó bà thọ thai, đủ tháng đủ ngày sinh hạ ra hoàng tử Tất-Đạt-Đa (sau này tu hành đắc đạo trở thành đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni).

Trần Thánh Tông làm gia phả, đổi tên của tổ tiên

Gia phả là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ... trong thời đại mà họ đã sinh ra và lớn lên của một gia đình hay một  dòng họ. Đối với các quân vương, gia phả của vương triều thường được gọi là Ngọc phả, Thế phả, Ngọc điệp...

Năm Bính Dần (1266), vua Trần Thánh Tông sai làm gia phả của hoàng tộc nhà Trần, gọi là “Hoàng tông ngọc điệp”; điều thú vị ở đây là tên của tổ tiên họ Trần đều được đổi lại. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cho biết về nguồn gốc của Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của nhà Trần như sau: “Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), có người tên là Kinh đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá. Vua là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, Kiến Gia thứ 8 triều Lý”.

Do xuất thân từ nghề đánh cá nên tên của con cháu họ Trần đều đặt theo tên các loài cá, chính vì vậy khi làm sách “Hoàng tông ngọc điệp”, Trần Thánh Tông đã cho đổi tên Nôm thuộc bộ cá (Ngư) sang tên chữ Hán với bộ Nhật, bộ Sơn, bộ Mộc. Trong cuốn “Đông A liệt thánh tiểu lục” cho biết Trần Kinh tên thật là Kình (cá kình), Trần Hấp tên thật là Chắm (cá chắm), Trần Lý tên thật là Chép (cá chép), Trần Thừa tên thật là Dưa (cá dưa), Trần Liễu tên thật là Nheo (cá nheo), Trần Cảnh tên thật là Canh (cá lành canh)…

Lê Thánh Tông làm thơ… cầu được mưa

Cuộc đời hoàng đế Lê Thánh Tông có rất nhiều giai thoại lạ kỳ được lưu truyền trong dân gian, dã sử, thần tích, tuy nhiên cũng có những chuyện được ghi chép trong chính sử, như câu chuyện vua làm thơ cầu được mưa.

Tháng 2 năm Bính Thìn (1496), đi thuyền từ Thăng Long về quê hương ở xứ Thanh Hoa để làm lễ bái yết, tấu cáo tại lăng tẩm các tiên vương đời trước. Ngày 14 tháng đó, vua nghe nói trời không mưa đã nhiều ngày bèn làm lễ cầu đảo, sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: “Trời không mưa, vua cầu đảo, tự tay viết ra 4 tờ tập thơ đã soạn, sai Nguyễn Đôn đem dán ở vách đền thần. Hôm ấy trống canh một, trời mưa nhỏ, đến canh 5 mưa to, nước tràn trề. Vua liền đề thơ ở miếu Hoàng Hựu rằng :
 
“Cực linh anh khí chấn dao thiên/Uy lực nghiêm đề tạo hóa quyền/Khấu vấn sơn linh năng nhuận vật/Thông vi cam vũ tác phong niên.
 
Nghĩa là: Rung trời anh khí rất thiêng liêng/Tạo hóa trong tay nắm giữ quyền/Thần núi nếu hay nhuần thấm vật/Hóa làm mưa ngọt được mùa liền”.

Vị vua đầu tiên dùng tranh vẽ bằng sơn trong cung đình
 
Không rõ việc dùng sơn để vẽ tranh ở nước ta có từ bao giờ nhưng trên một số di vật thuộc di chỉ thời Đông Sơn như Việt Khê (Hải Phòng), Đồng Dù (Thanh Hóa)… đã có sử dụng sơn. Sau này sơn càng được sử dụng rộng rãi, không chỉ sơn son thiếp vàng ở cung vua, phủ chúa mà còn được dùng trong sản xuất hàng hóa như tráp gỗ, mái chèo…hoặc trang trí tượng thờ, vẽ tranh.

Theo một câu chuyện ghi lại trong gia phả họ Đào ở làng Thọ Vực (xã Bảo Vực, huyện Văn Giang, Hưng Yên) thì có lẽ bức tranh sơn dầu đầu tiên được trang trí trong cung đình là do vua Lê Dụ Tông đặt vẽ. Chuyện rằng có người thợ vẽ tên là Đào Thúc Kiên vốn làm nghề nhuộm, giỏi pha mầu di cư lên Thăng Long, trú tại phường Nam Ngư, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương (nay thuộc phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm nghề sơn dầu, vẽ tranh. Ông vẽ rất đẹp, tiếng đồn truyền vào tận trong cung, vua Lê Dụ Tông sai người đến đặt ông vẽ bức tranh quả dưa bở có cành lá, hạn 5 ngày phải xong.
 
Do là người ham uống rượu nên cứ lần khân mãi, khi chỉ còn 1 ngày nữa là đến hạn hoảng quá ông liền mang bút vẽ nhưng không đủ thời gian cho sơn kịp khô, chẳng biết làm sao ông Kiên mang bức tranh ra sân phơi, không ngờ lớp sơn dày gặp nắng từ xanh chuyển sang hoe vàng, nứt rạn tạo thành quả dưa bở nứt rạn tự nhiên như quả dưa thật. Nhìn bức tranh ai cũng đều tấm tắc khen ngợi, vua Lê rất hài lòng liền cho triệu ông vào cung phụ trách các thợ lo việc trang trí nội điện.

Vua Minh Mạng phong chức quan cho một người ngủ ngoài hè đường

Là hoàng đế rất nghiêm túc trong việc tuyển chọn người có phẩm hạnh, tài năng để phong chức quan lo việc quản lý tại các công đường, dinh thự trên khắp cả nước, nhưng có lần vua Minh Mạng đã cho một người làm quan trong một tình huống rất lạ, người đó là Đỗ Công Lãm.

Sách “Quốc sử di biên” cho hay: “Lãm trước kia là học trò, ở kinh, trọ nhờ tại Thái y viện để dạy học. Một hôm, ngủ ngày ở hiên ngoài, xe vua đi qua, Lãm không biết, bị lính Cẩm y vệ quát tháo. Lãm thức dậy vội vàng chạy tránh, sau lại quay về lạy, nhận tội. Vua khen là người có nho hạnh, bảo Thái y viện cử giữ chức Mậu uẩn. Chưa được bao lâu, vua triệu vào, bổ làm Huấn đạo, cai quản huyện Hiệp Hòa, rồi thăng làm Tri phủ Ninh Giang”.

Khải Định kêu gọi dân chúng mua công trái

Công trái là hình thức nhà nước vay vốn của người dân, trong thời hạn nhất định người cho vay được quyền thu lại vốn và hưởng lãi theo quy định. Trước đó người cho vay chuyển tiền cho nhà nước và được nhận công trái là loại giấy tờ có ghi mệnh giá, đây được coi là tờ giấy bảo đảm bảo đảm trong khâu thanh toán cả gốc lẫn lãi của nhà nước.


Công trái xuất hiện ở nước ta từ cuối thời Nguyễn, giai đoạn bị Pháp đô hộ; theo sử sách thì trước tình hình khó khăn tại chính quốc, chính quyền bảo hộ Pháp đã ép triều Nguyễn phải mua công trái. Tháng 10 năm Đinh Tị (1917) vua Khải Định dụ rằng: “Chia sẻ lo buồn với bạn mà còn lần lữa lâu ngày thì còn gì là tình nghĩa lân bang. Hơn nữa đây lại là cho vay lấy lãi, nhẽ phải dốc hết của nhà ra mới gọi là tận tình, tận nghĩa. Khổ nỗi nhìn lại kho quỹ nước ta rỗng tuếch, khắp các hạt đất cằn, dân nghèo khiến ý nguyện khó thành, đúng là giàu lòng mà không giàu của, nghĩ cũng thấy vô cùng xấu hổ. Đành chỉ nên trích ra cho trẫm 1 vạn đồng bạc gọi là một chút tình của trẫm đem ra trợ giúp, còn các quan trong triều cũng nên trích ra một phần bổng, … Còn trong dân gian cũng đã thực hiện vận động mua công trái, tất cũng có triển vọng tốt, không cần nói đến ở đây” (Quốc sử di biên). Đến tháng 9 năm (1918) Khải Định lại kêu gọi “người nước ta từ các quan lại xuống đến các tầng lớp sĩ công nông thương, nếu ai còn dư của thì đều nên kịp thời mua công trái để giúp đỡ, vừa được thu lãi lại vừa được vinh dự vẻ vang”.


Đầu năm Canh Thân (1920), Khải Định lại dụ dân chúng “quyên mộ quốc trái” của Pháp để “làm tròn nghĩa vụ với nước bạn”. Đến tháng giêng năm Nhâm Tuất (1922), theo yêu cầu của Pháp, vua Khải Định cho mở khoản công trái 6 triệu đồng để có tiền xây dựng tuyến đường sắt nối từ Thành Vinh (Nghệ An) với Đông Hà (Quảng Trị). Bài dụ có đoạn: “Xây dựng tuyến giao thông đường sắt giữa Bắc Kỳ và Trung Kỳ là rất hợp thời, nếu không vất vả một phen thì làm sao có cái an nhàn mãi mãi, không chịu phí tổn nhất thời làm sao có được yên ổn lâu dài. Các bậc hào phú ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ hãy xét cho dụng tâm kinh tế của triều đình mong muốn có toàn dân hưởng lợi lạc, từ đó mở lòng nộp vào công trái cho đủ số tiền” (Quốc sử di biên).


Trần Nhân Tông giữa đường xử kiện

Là người nắm uy quyền tối cao nên mặc dù đặt ra cơ quan chuyên phụ trách việc hình án, xử lý kiện tụng nhưng trong một số trường hợp nhất định, có những vị vua Việt Nam đã trực tiếp xử án. Như trường hợp vua Trần Nhân Tông, nhưng chuyện ông xử án rất đặc biệt, không phải tại cung đình, trong công đường mà ở giữa đường.

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cho hay, vào tháng 10 năm Canh Thìn (1280) khi vua đang đi trên đường thì phải dừng xe lại để xử kiện: “Em Đỗ Khắc Chung* là Đỗ Thiên Thư kiện tụng với người dân, tình lý đều trái. Người dân kia đón xa giá để kêu bày.

Vua hỏi quan xử kiện. Viên quan đó trả lời: "Án xử đã xong, nhưng hình như quan thoái thác không chịu chuẩn định đó thôi".

 Vua nói: "Đó là do sợ mà né tránh Khắc Chung đấy!". Ngay lúc đó, vua sai Chánh trưởng nội thư hỏa là Trần Hùng Thao kiêm chức kiểm pháp quan để chuẩn định. Thiên Thư quả nhiên làm trái, Quan áo xanh (tức là hoạn quan) được làm việc kiểm pháp bắt đầu từ Hùng Thao.

Đánh giá về câu chuyện này, nhà sử học thời Hậu Lê là Ngô Sĩ Liên viết: “Người kiện có điều oan uổng mà được dễ dàng kêu bày, hình quan để chậm án, không thấy có lời trách hỏi, hoạn quan nội thần lạm cử làm pháp quan, vua làm việc này có có ba lầm lỗi kèm theo, nhưng như vậy thì dân tình được thấu lên trên. Việc cai trị dân, thà sai để khoan thứ để cho án kiện đọng lại được xử ngay, cũng đủ thấy được lòng trung hậu của vua” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Lê Ý Tông - vua đầu tiên cấp lính hầu cho người đỗ Tiến sĩ

“Trị nước tất phải nhờ ở nhân tài, mà cầu tìm nhân tài ắt phải do đường khoa mục”(Bia Tiến sĩ khoa Bính Tuất – 1706).

Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài, nhà Hậu Lê đã đề ra rất nhiều chính sách ưu đãi thể hiện qua việc ban ơn kèm theo những hình thức tôn vinh, đề cao những bậc hiền tài như treo bảng vàng, xướng tên, ban yến tiệc, ban mũ áo cân đai, cho vàng bạc, vật phẩm, dựng nhà cho ở, khắc tên trên bia Tiến sĩ.... Trong cuốn sách Kiến văn tiểu lục của mình, Lê Qúy Đôn đã dẫn ra một số đãi ngộ của triều đình đối với người thi đỗ tiến sĩ và nhấn mạnh rằng: “Bản triều từ lúc trung hưng đến nay, đối với người đỗ khoa tiến sĩ, đãi ngộ rất hậu, bổ dụng rất cao, … Ân điển này, so với việc đặt khoa mục ở Trung Quốc từ xưa đến nay chưa từng có”.

Ngoài các ưu ái đó, giữa năm Bính Thìn (1736) vua Lê Ý Tông quy định mức hẫu đãi cấp cho các tiến sĩ lính hầu với số lượng khác nhau: “Định lệ xuất lính theo hầu quan văn có thứ bậc, khoa thi tiến sĩ đỗ Trạng nguyên thì được lính hầu 55 suất, Bảng nhãn 50 xuất, Thám hoa 45 xuất, Hoàng giáp mỗi người 40 xuất, tiến sĩ mỗi người 35 suất. Khoa thi Đông các, trúng cách thứ nhất được 30 suất, trúng cách thứ nhì 25 suất, trúng cách thứ ba 20 suất” (Đại Việt sử ký tục biên).

Lê Chiêu Thống không có chìa khóa phải đứng chờ ngoài cửa thành

Nếu như vào cuối tháng 3 năm 2011 vừa qua, truyền thông thế giới truyền đi hình ảnh Tổng thống Mỹ Obama không thể mở cửa vào phòng làm việc của mình tại Nhà Trắng vì cửa văn phòng bị khóa,  nhân viên không được thông báo Tổng thống đã trở về sớm hơn dự định sau chuyến công du tới các nước Mỹ Latinh, sự kiện này được coi như là một câu chuyện thú vị.

Còn ở Việt Nam, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Hậu Lê là Lê Chiêu Thống cũng có lần rơi vào tình cảnh phải đứng chờ ở ngoài kinh thành vì không có chìa khóa mở cửa. Lý do xuất phát từ sự chậm trễ của một vị quan tên là Nguyễn Bá Lan, ông quê ở Cổ Linh, huyện Gia Lâm (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội), đỗ tiến sĩ khoa Ất Tị (1785).

Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” cho biết về tình huống này như sau: “Đinh Mùi, Lê Mẫn Đế, năm Chiêu Thống thứ nhất (1787). Đời nhà Thanh, năm Càn Long thứ 52. Tháng giêng, mùa xuân, làm lễ tế Giao. Theo thể lệ cũ, khi tế Giao, xa giá nhà vua từ cửa Đại Hưng đi ra. Mở, đóng cửa này do viên Phủ doãn Phụng Thiên giữ chìa khóa. Bấy giờ Nguyễn Bá Lan làm Phủ doãn, theo hầu ngự giá nhưng đi sau. Kịp khi nhà vua về cung phải chờ chìa khóa hồi lâu, không vào được. Triều thần muốn trị tội Bá Lan nhưng nhà vua đặc cách tha cho”.

Tình cảnh bi đát của vua Quang Toản trước khi bị bắt

Tháng 9 năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung đột ngột qua đời, thọ 39 tuổi, triều thần tôn người con thứ của ông là Nguyễn Quang Toản lên ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh, đến tháng 8 năm Tân Dậu (1801) đổi niên hiệu thành Bảo Hưng.

Nguyễn Quang Toản là Hoàng đế cuối cùng của triều Tây Sơn. Trong thời gian ở ngôi của vị vua trẻ tuổi này, họ ngoại chuyên quyền, triều chính suy vi, các đại thần mâu thuẫn qua giết hại lẫn nhau tạo cơ hội cho Nguyễn Phúc Ánh đem quân phản công, chiếm được kinh đô Phú Xuân.

Vua Quang Toản chạy ra Bắc rồi để mất Thăng Long, cuối cùng phải chạy lên Lạng Giang thì bị bắt. Tình cảnh trước khi bị bắt của vua được sách “Quốc sử di biên” chép lại như sau: “Toản cùng em là Thiệu đội mưa mà đi, sai Tư mã Dụng đem quân Vũ lâm, đô đốc Di đem quân Dực lâm đều cầm gươm vàng, kích bạc; Thiếu úy Lương, Đô đốc Thận cùng đi theo. Đến Bắc trấn, nghe nói tiên phong của đại quân (Nguyễn) đã vào thành Thăng Long, mà hào mục bốn phương đón đánh khắp nơi, quân dân lìa tan, vừa đi vừa chửi, bèn chạy cả lên Lạng Giang. Đến Thọ Xương, cầu bị dân phá, Toản ngoái nhìn những người tả hữu mà than rằng: ‘Lũ ngươi ngày thường tuyên giương đức hóa, không biết làm được những việc gì mà để dân tình như thế!’. Bèn cưỡi coi sang sông, người đi theo chỉ còn vài trăm”.

Vua Tự Đức làm vè châm biếm các quan

Có lẽ Tự Đức, hoàng đế thứ 4 của nhà Nguyễn là vị vua duy nhất trong số các đế vương nước Việt làm vè, càng lạ hơn qua nội dung của bài vè này vua đã châm biếm các đại thần của mình.

Vua Tự Đức
Tự Đức

Sự tình bắt đầu từ việc tháng 4 năm Bính Tý (1876), vua Tự Đức cùng triều thần ra cửa Thuận An (còn được gọi là cửa Eo, cửa Nộn cách Huế khoảng 15 km) để quan sát dân tình. Bỗng xuất hiện 2 chiếc thuyền của bọn cướp biển Tàu Ô tấn công 9 chiếc thuyền chở hàng của quân Nguyễn. Chúng bắn giết khiến thuyền của triều đình bỏ chạy tán loạn, những thuyền chiến được cử ra đánh thì súng thần công bắn không tới, phát thì trượt, phát thì không nổ. Không những thế bọn cướp bắn lại khiến cho quân ta nhiều người bị thương vong, sau một hồi cướp giết, thuyền Tàu Ô bỏ đi.

Tận mắt thấy cảnh trớ trêu, bi thảm, tinh thần yếu kém bạc nhược của quan quân, vua Tự Đức ngao ngán trở về triều nhưng không ban lệnh trách phạt ai cả. Trái lại vua dùng “đòn bút” làm cho những người có liên quan phải hổ thẹn bằng một bài vè châm biếm, trong đó có đoạn:

“Nghênh ngang võng võng, dù dù
Bài vàng xiêm mũ xuân thu tháp đầu
Cũng không tài cán chi đâu
Rồi ra múa mỏ, vểnh râu một bè
Phen này mắt thấy, tai nghe
Tham sinh quý tử một bề như nhau
Ăn thì giành trước giành sau
Đến khi có giặc thụt đầu, thụt đuôi
Cũng xưng rằng đấng làm tôi
Cớ sao chẳng biết hổ ngươi trong mình!”.

Vua Bảo Đại
Vua Bảo Đại

Bảo Đại - vị vua duy nhất phản đối chế độ đa thê

Cuộc đời vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam thường được gắn với những chuyến thăm thú, vui chơi và nhất là những câu chuyện tình ái với biết bao bóng hồng tuyệt sắc Á, Âu. Tuy nhiên ông cũng chính là vị quân vương duy nhất trong lịch sử công khai tuyên bố phản đối chế độ đa thê.

Chuyện kể rằng để lấy được người đẹp Nguyễn Hữu Thị Lan, vua Bảo Đại đã phải chấp nhận 4 điều kiện của bà. Trong đó điều đầu tiên là phải tấn phong hoàng hậu ngay trong ngày làm lễ thành hôn. Vị hoàng đế đa tình đã chấp nhận tất cả để rồi cô con gái của một hào phú Nam bộ đã trở thành Hoàng hậu Nam Phương. Đáng lẽ ra bà Nguyễn Hữu Thị Lan còn đặt thêm điều kiện “chỉ một vợ một chồng, vua không được có nhiều phi tần”, nhưng bà không đưa ra điều kiện này vì trong một buổi bàn về chuyện hôn nhân của vua, Bảo Đại là nói với triều thần rằng ông chống lại tục đa thê.

Sau này, trong cuốn hồi ký “Le Dragon d’ Annam” (Con rồng An Nam) của mình, chính Bảo Đại cũng đã cho biết lý do ông phản đối tục đa thê: “Như tôi đã có dịp nói, tôi đả phá chế độ đa thê đang thịnh hành ở Việt Nam. Khi phong tôi làm Đông cung Thái tử, không có gì khó khăn vì tôi là hoàng tử độc nhất của Hoàng phụ tôi. Nhưng tôi biết đã xảy ra nhiều tấn bi kịch đẫm máu vì sự tranh chấp kế vị, nhiều khi rất hèn hạ xấu xa giữa anh em ruột hay anh em cùng cha khác mẹ. Tôi không muốn giẫm lên vết xe đổ ấy nữa”.

 

Các tin khác:
    Thơ - Snow White ( Bạch Tuyết )  
    Lên đây ngồi chung với tao  
    Nằm im xem cũng được  
    Chú rể ngủ trên bàn  
    Đừng nói nữa tao thèm  
    Con rể của Bill Gates  
    Tưởng là có ma  
    Cuộc thi gan dạ và hù dọa  
    Cuộc thi nhịn đói  
    Cuộc thi vắt sữa bò  
    Xin thêm phấn  
    Lắt léo ngôn ngữ  
    Cứ tưởng hỏi mình  
 
 
  TÌM KIẾM
  
  
  LIÊN HỆ MUA HÀNG

Liên hệ mua hàng | Công ty Phát Triển Việt Nam - Nhà cung cấp uy tín hàng đầu tại tp hồ chí minh.

   » Giờ làm việc hành chính từ 
     Thứ 2 đến Thứ 7 hàng tuần

  HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  Skype Me™! Hỗ trợ skype
  SẢN PHẨM MỚI 2012

gạch xây nhà, gạch ốp tường, gạch lót nền, gạch nhựa, gạch giả gỗ, gạch block, gạch trồng cỏ, gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch ceramic, gạch granite, gạch tuynel, gạch bóng kiếng, gạch không nung, gạch xi măng, gạch vỉa hè, gạch terrazzo, gạch con sâu, gạch chữ i, gạch lục giác, gạch chìa khóa, gạch lỗ cỏ, gạch bê tông, gạch cao su

Sàn gạch nhựa giả gỗ cao cấp hàn quốc - Sàn gỗ công nghiệp - Gạch giả gỗ - Gạch nhựa vân gỗ

Sàn gạch nhựa giả thảm cao cấp hàn quốc - Gạch nhựa vinyl - Gạch giả thảm - Sàn nhựa pvc

TỔNG HỢP & SỰ KIỆN
Đội tuyển U23 Việt Nam tiếp tục loại Qatar tiến vào chung kết AFC U23 Championship (2018)
AFC U23 Championship: Tuyển U23 Việt Nam thắng thuyết phục U23 Iraq vào bán kết
Bài viết hay của Putin trên New York Times
ASEAN nên khước từ Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông với Trung Quốc?
Vì sao quân sự Hàn Quốc có vẻ ' lép vế ' trước Triều Tiên ?
Chỉnh Đốn Xây Dựng Đảng
Thư tịch Trung Hoa thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam
Doanh nghiệp "bầm dập" với nhiều khoản thuế phí
Người Việt ‘nặng gánh’ thuế phí
Bắc Kinh thực hiện âm mưu bành trướng xâm lược các nước láng giềng, vẽ lại bản đồ Thế Giới
Lấp liếm Biển Đông sẽ có ngày Trung Quốc đòi chủ quyền cả Mặt Trăng
Gạch bê tông khí chưng áp thất bại do thị trường chưa quen?
Chiêm ngưỡng 5 siêu xe gây sửng sốt ở Việt Nam
Trung Quốc & Buổi hội luận về tranh chấp BIỂN ĐÔNG
Gạch Bê Tông Nhẹ
Hướng dẫn cách xây gạch block ( gạch không nung )
Xây nhà bằng gạch nhẹ
Gạch Cao Su - Triển lãm gạch lát vỉa hè bằng cao su
Chứng cớ rõ ràng chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa
Câu chuyện về một Thần Y
Einstein - cuộc đời và sự nghiệp
Sắp xây dựng toà nhà cao nhất thế giới
Xuất hiện thần y trị bại liệt, câm điếc tại Bình Phước
Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải Fields 2010 tại Ấn Độ & được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tại Việt Nam
Quyết định phê duyệt chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020
Cách làm giàu khôn ngoan nhất là làm theo người giàu
Thế giới đón chào năm mới ( 2011 )
Khánh thành tòa nhà cao nhất Tp HCM
Tòa nhà hình cây độc đáo sắp được xây dựng tại Đài Loan
  ĐỐI TÁC & KHÁCH HÀNG
  • Công ty nét Việt Nét Nam 
  • Công ty gạch Thanh Bình 
  • Công ty group Thái Bảo 
  • Công ty gạch Thịnh Cường
  • DNTN gạch Minh Thanh 
  • Công ty gạch Bắc Thành 
  • Công ty/XN khai thác đá 3-2
  • Công ty gạch Hoàng Hải
  • Công ty gạch Kim Phong
  • Công ty sơn Senpec-Akpec 
  • Công ty group Quang Anh
  • Công ty gỗ An Cường
  • Công ty gạch DNC ĐN 
  • Công ty gạch Đông Nam Á
  • Công ty kho Hải Phong
  • DNTN gạch Phương Nam 
  • Công ty TM Việt Huy
  • Công ty gạch Đồng Nai
  • Công ty inox Sài Gòn
  • Công ty gạch Secoin
  • Công ty Tân Hoàng Minh
  • Công ty gạch Tín Phúc
  • Công ty DV Trang Vàng 2
  • Công ty TM SaigonStone
  • Công ty bơm Hùng Phát 
  • Công ty gạch Hicrete 
  • Công ty net Mắt Bão 
  • Công ty gạch Cosevco 
  • Công ty gạch Thanh Thanh 
  • Công ty sơn Thành An An 
  • Công ty ghế nệm Đỉnh Phú 
  • Công ty gạch Vicera 
  • DNTN VLXD Tuấn Tú 
  • Công ty gạch Toàn An 
  • Công ty DV tổng đài 1080 
  • Công ty gạch Đồng Phát 
  • DNTN gạch Ngọc Anh 
  • Công ty gạch M. Đồng Phát
  • Công ty group Đồng Tâm 
  • Công ty bơm Lâm Nguyễn 
  • Công ty gỗ Nhật Dương 
  • Công ty TM Kim Hoàn Vũ 
  • Công ty gạch Cobico 
  • Công ty xi măng Hoàng Mai 
  • Công ty gạch Trường Việt 
  • Công ty gạch Kim Dân
  • DNTN gạch Mai Lin
  • Công ty inox Hwatavina 
  • Công ty internet Google 
  • Công ty gạch Italian Home 
  • Công ty gạch Ý Mỹ 
  • Công ty nước & MT Hitech
  • Công ty group HAGL
  • Công ty TM Kim Nghĩa
  • Công ty iron Shenghua
  • Công ty gạch Nhật Tân
  • Công ty info BCI Asia 
  • Công ty vữa Hanil Cement
  • Công ty chiếu sáng Duhal
  • Công ty VLXD Bình Dương 
  • Công ty gạch CRESYN VN
  • DNTN gạch Non Nước
  • Công ty gạch Myung Sung 
  • Công ty nét Trần Lê
  • Công ty gạch Minh Nghĩa
  Gạch block - Gạch vỉa hè

gạch block, giá gạch block, làm gạch block, sản xuất gạch block, kho gạch block, chuyên gạch block, mua gạch block, bán gạch block, đại lý gạch block, cửa hàng bán gạch block, tường gạch block, xây gạch block, gạch block xây tường, gạch block đá mi, gạch block xi măng, gạch không nung, gạch block bê tông, gạch xây hàng rào, gạch xây tường bao, gạch xây nhà xưởng, gạch lốc, gạch lỗ


gạch trồng cỏ, giá gạch trồng cỏ, gạch block trồng cỏ, gạch cỏ, gạch lỗ trồng cỏ, sản xuất gạch trồng cỏ, kho gạch trồng cỏ, làm gạch trồng cỏ, cung cấp gạch trồng cỏ, bán gạch trồng cỏ, mua gạch trồng cỏ, đại lý gạch trồng cỏ, cửa hàng bán gạch trồng cỏ, quy cách gạch trồng cỏ, kích thước gạch trồng cỏ, nguyên liệu gạch trồng cỏ, trang trí gạch trồng cỏ, gạch trồng cỏ sân vườn, gạch cỏ gốc cây, gạch bồn hoa, gạch lưới, gạch trang trí, gạch ô cỏ, gạch xi măng, gạch lỗ cỏ


gạch số 8, gạch số tám, gạch trồng cỏ số 8, giá gạch trồng cỏ số 8, gạch lỗ, gạch trồng cỏ, gạch cỏ, gạch lỗ cỏ, gạch vỉa hè, gạch bồn hoa, gạch lát gốc cây, gạch số tám, mua gạch số 8, bán gạch số 8, sản xuất gạch trồng cỏ số 8, kho gạch trồng cỏ số 8, đại lý bán gạch số tám


gạch bê tông tự chèn, gạch block tự chèn, gạch vỉa hè, gạch lát vỉa hè, gạch lót sân, giá gạch vỉa hè, sản xuất gạch vỉa hè, bán gạch vỉa hè, mua gạch vỉa hè, đại lý gạch vỉa hè, nhà cung cấp gạch vỉa hè, chuyên kinh doanh gạch vỉa hè, giá gạch vỉa hè, làm gạch vĩa hè, kích thước gạch vỉa hè, gạch con sâu, giá gạch con sâu, kích thước gạch con sâu, sản xuất gạch con sâu, bán gạch con sâu, gạch chữ i, giá gạch chữ i, kích thước gạch chữ i, sản xuất gạch chữ i, bán gạch chữ i, kinh doanh gạch chữ i, gạch chữ nhật, gạch chữ nhựt, bán gạch chữ nhật, giá gạch chữ nhật, sản xuất gạch chữ nhật, cung cấp gạch chữ nhật, kinh doanh gạch chữ nhựt, bán gạch chữ nhật, gạch lục giác, bán gạch lục giác, kích thước gạch lục giác, mua gạch lục giác, bán gạch lục giác, gạch 3 lá, gạch lá phong, gạch 3 cạnh lục giác, gạch chìa khóa, cung cấp gạch chìa khóa, bán gạch chìa khó, chuyên làm gạch chìa khóa, gạch sân khấu, gạch zic zac, gạch lót ngoài trời, gạch mầu, gạch bê tông, gạch chịu lực, gạch xi măng


gạch terrazzo, giá gạch terrazzo, kích thước gạch terrazzo, sản xuất gạch terrazzo, kho gạch terrazzo, cung cấp gạch terrazzo, bán gạch terrazzo, mua gạch terrazzo, chuyên gạch terrazzo, gạch đá mài terrazzo, gạch lót sân, gạch vỉa hè, gạch lát ngoài trời, gạch bê tông, gạch chịu lực, gạch lát hè đường, gạch mắt nai, gạch giao thông, gạch đại cầu, gạch ob

 SƠN SKK | SKK VIỆT NAM

Sơn SKK
http://sonskk.com 

SKK Việt Nam
http://skkvietnam.com

Sơn nước, sơn tường, sơn dầu, sơn trắng, sơn bột trét, sơn xây dựng, sơn công trình, sơn nhật, sơn skk, sơn cao cấp, sơn chống bụi, sơn chống bẩn, sơn chống thấm, sơn tốt, sơn chất lượng cao, sơn bền màu, giá sơn

 GẠCH LỖ TRANG TRÍ

Gạch lỗ trồng cỏ xây tường thông gió desige thiết kế trang trí

Gạch trồng cỏ sân xe ô tô, gạch lỗ trang trí, gạch lỗ lót sân đậu xe hơi

  Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm Công trình Tổng hợp Liên hệ Hợp tác Tuyển dụng Quảng cáo  

Phát Triển Việt Nam - logo

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- Trụ sở chính: 488/17/51, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 39492682   - Fax: (028) 39492683   - Hotline: 0907531007
- Chi nhánh: 37B Nguyễn Văn Bứa, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 73070708   - Fax: (028) 73070808   - Hotline: 0909474608
- Email: info@phattrienvietnam.com / ctptvn@gmail.com / muagach@gmail.com
- Website: http://phattrienvietnam.com - http://gachviet.com - http://muagach.com

guitar-line phattrienvietnam.com

PHAT TRIEN VIET NAM

Công ty Phát Triển Việt Namphattrienvietnam.comSản phẩmGạch | Ngói | Gốm sứ | Tấm Lợp | Cát | Đá | Xi măng - Vữa xây | Thạch cao | Đồ gỗ | Kính - Thủy Tinh | Sơn - Bột trét | Nhựa | Inox | Nhôm - Hợp Kim | Sắt - ThépDây - Sợi - LướiTrang bị nhà bếpVệ sinh - Phòng tắm | Màn - Drag - Nệm | Trang trí - Nghệ thuậtThiết bị điện - Điện tử | An ninh - Viễn thông | Máy công nghiệpVật liệu xây dựng khácGạch ViệtGạch không nung | Gạch xi măngGạch blockGạch trồng cỏ | Gạch terrazzo | Gạch con sâuGạch số 8 | Gạch tuynel | Gạch men | Gạch ceramic | Gạch Bóng Kính | Gạch graniteGạch xây tường | Gạch lát nền | Gạch ốp tường | Gạch trang trí | Gạch lót sânGạch vỉa hè | Gạch nhựa | Gạch Kính | Gạch Nhẹ | Gạch Cao Su | Gạch Giả Gỗ | Sàn Nhựa | Gạch Việt

2 5 1 3 5 7 9 5